Một trong những thông số kỹ thuật được quan tâm nhiều khi mua loa là trở kháng của loa và trở kháng loa góp phần quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa và amply. Vì thế, có rất nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu về cách phối ghép loa với amply để cho ra dàn âm thanh chất lượng. Hãy cùng với SIHA tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Trở kháng loa là gì?
Trở kháng của loa cũng được hiểu đơn giản là điện trở của loa đó, đây là thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa cũng như quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply. Kí hiệu trở kháng là chữ Z, đơn vị đo là Ω (ohm).
Ngoài ra, việc hiểu được trở kháng loa vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới việc lựa chọn các thiết bị kết hợp cùng loa trong các bộ dàn âm thanh.
2. Tại sao trở kháng loa lại quan trọng
Trở kháng thật sự quan trọng khi bạn bắt đầu ghép nối loa với amply vì chúng có mức trở kháng có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu amply có trở kháng cao mà loa có trở kháng thấp thì amply sẽ rơi vào trạng thái bị quá tải và cháy, bất chấp bạn đã đạt điều kiện là công suất amply lớn hơn công suất liên tục của loa.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại loa là trở kháng cao và trở kháng thấp. Các dòng dùng cho karaoke phổ biến là 4 Ohm, 6 Ohm, 8 Ohm. Loa dùng để nghe nhạc thì có trở kháng ở mức 2 Ohm.
3. Mức ảnh hưởng của trở kháng đối với việc phối ghép loa và amply
Kết nối loa trở kháng thấp
Loa có trở kháng thấp được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ những dàn âm thanh đám cưới, dàn âm thanh sự kiện cho đến những hệ thống loa hội trường, dàn karaoke gia đình đều sử dụng loại trở kháng này. Trị số trở kháng thường được dùng trong các trường hợp này là 8Ω hoặc 12Ω hay 16Ω.
Đối với trở kháng của loa thấp thì cần phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply. Nếu bạn để tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng của amply thì sẽ dẫn tới tình trạng hệ thống âm thanh hoạt động không ổn định và bộ amply không thực hiện được đúng chức năng của nó.
Ngoài ra, kết nối loa trở kháng thấp thường được dùng cho các loa có công suất lớn nhưng lại phải kết nối ở khoảng cách gần để loa hoạt động đảm bảo (thường nhỏ hơn 10m). Nếu khoảng cách nằm ngoài vùng cho phép, dây dẫn sẽ bị nóng lên rất nhanh và không thể cung cấp công suất cần thiết cho hoạt động của loa.
Kết nối loa trở kháng cao
Trở kháng cao thường có nghĩa là trở kháng từ vài trăm ohms đến vài k ohms. Trở kháng cao lý tưởng để chạy cáp dài hơn, với nhiều loa hơn. Loa trở kháng cao chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng kinh doanh thương mại như phát thanh công cộng.
Ở những hệ thống âm thanh công cộng, bạn sẽ phải bao phủ âm thanh ở không gian lên đến vài ngàn mét vuông với hàng ngàn người, chứ không chỉ vài trăm người hoặc vài trăm mét như các hệ thống loa sân khấu. Vì vậy để bao phủ diện tích lớn này, khoảng cách nối dây loa giữa loa và amply sẽ rất lớn buộc phải sử dụng kiểu kết nối loa ở trở kháng cao.
Để sử dụng được loa trở kháng cao thì tất cả các loa phải có biến áp đi kèm, cũng vì vậy mà loại loa này sẽ cho phép điều chỉnh mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, với kết nối trở kháng cao, khi thực hiện mắc các loa theo kiểu song song sẽ rất phù hợp với thiết kế tổng loa đầu vào nhỏ hơn công suất ra của tăng âm.
4. Cách phối ghép loa và amply phù hợp
Có 2 cách đấu nối cơ bản là nối liên tiếp và nối song song. Đối với nối liên tiếp thì tổn trở (R) = R1 + R2 + R3 +… + R(n). Cách nối này khiến cho trở kháng của loa sẽ tăng lên nên việc tương thích với amply thì sẽ cực hiệu quả do trở kháng càng cao thì tính tương thích càng lớn.
Đối với cách nối song song thì tổng trở được tính như sau (R) 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R(n). Cách nối loa song song sẽ khiến cho tổng trở bị giảm xuống nên khi nối ghép cần để ý đến công suất của loa và amply để ghép nối cho phù hợp.
Qua đây, chắc bạn đã hiểu rõ hơn về trở kháng và tầm quan trọng của nó trong dàn âm thanh karaoke. Nếu bạn đang cầm tìm một đơn vị cung cấp loa chính hãng, uy tín thì hãy gọi ngay đến số hotline 0939 00 86 97 hoặc đến trực tiếp showroom số 62, đường Võ Nguyên Giáp, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.