Tại sao khi đi hát karaoke lại hát hay hơn ở nhà?

Karaoke là một hình thức giải trí phổ biến, giúp mọi người thư giãn và thể hiện đam mê ca hát. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng giọng hát của mình nghe hay hơn khi hát trong phòng karaoke so với khi hát tại nhà. Điều này không chỉ là cảm giác chủ quan mà còn có nhiều yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Bài viết này sẽ phân tích lý do tại sao phòng karaoke mang lại trải nghiệm ca hát tốt hơn hát tại nhà.

1 .Hệ thống Âm thanh chuyên nghiệp

Một trong những lý do quan trọng tạo ra giọng hát trong phòng karaoke hay hơn là nhờ hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Các quán karaoke đầu tư rất lớn vào thiết bị âm thanh để đảm bảo chất lượng giọng hát tốt nhất. Khi đó, tại nhà, hệ thống âm thanh thường không đủ mạnh hoặc không được tối ưu hóa cho giọng hát.

Hệ thống loa chuyên nghiệp trong phòng karaoke

Hệ thống âm thanh đóng vai trò quan trọng giúp người hát cảm nhận giọng nói của mình hay hơn, mạnh hơn và dày hơn. Trong các quán karaoke chuyên nghiệp, hệ thống âm thanh bao gồm:

    • Loa toàn dải (Loa full range): Giúp tái tạo cả ba dải tần bass – mid – treble một cách cân bằng, giúp giọng hát rõ ràng, không bị trộn vào nhạc nền.

    • Loa siêu trầm (Sub): Hỗ trợ bổ sung dải âm trầm, tạo độ dày cho giọng hát và tăng trải nghiệm âm nhạc sôi động.

Trong khi đó, tại nhà, hầu hết các dàn loa không được thiết kế chuyên nghiệp để phục vụ karaoke, dẫn đến việc:

    • Âm thanh bị thiếu hoặc bị hỏng khi mở lớn.

    • Loa không đủ công suất tạo ra âm thanh bị “mỏng”.

    • Không có loa siêu trầm dẫn đến nhạc nền thiếu chiều sâu, làm giảm cảm xúc khi hát.

Xử lý, chỉnh sửa âm thanh (Cục đẩy công suất, Mixer và Vang số)

Một yếu tố quan trọng giúp giọng hát trở nên “mượt mà” trong phòng karaoke chính là hệ thống xử lý âm thanh chuyên sâu. Các quán karaoke hiện đại trang bị:

Ngược lại, tại nhà:

    • Hầu hết các dàn karaoke gia đình đều không có bộ vang số chuẩn hoặc nếu có thì cũng là loại đơn giản, không tùy chỉnh nhiều.

    • Nếu sử dụng YouTube để hát, nhạc nền sẽ không được tối ưu hóa, không có ứng dụng hỗ trợ giọng hát phù hợp.

Micro karaoke chuyên dụng

Micro cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giọng hát. Trong các phòng karaoke, micro thường là micro không dây UHF/VHF cao cấp, có:

    • Tần số thu rộng, bắt giọng tốt, giúp người hát cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

    • Giảm nhiễu và lọc tạp âm, giúp làm rõ giọng hơn.

Tại nhà, người dùng thường sử dụng micro có dây hoặc micro Bluetooth giá rẻ, có nhiều chế độ:

    • Độ nhạy thấp, phải hát gần micro mới thu được âm thanh.

    • Không có bộ lọc, dễ bị nhiễu sóng và gây phiền tai.

Đầu karaoke hiện đại, kho bài hát chất lượng

Phòng karaoke sử dụng đầu karaoke chuyên dụng giúp người hát dễ dàng chọn bài và hát với chất lượng cao nhất.

  • Tiêu chuẩn nhạc nền: Nhạc karaoke tại quán thường được phân phối lại theo tiêu chuẩn phòng thu, giúp nhạc nền rõ ràng, không trộn tạp âm, khác biệt so với các bản beat karaoke không chuyên trên YouTube.

  • Kho bài hát phong phú: Đầu karaoke tại quán thường có sẵn nghìn bài hát chất lượng cao, cập nhật liên tục. Trong khi đó, nếu hát ở nhà, bạn phải tìm beat trên mạng, có thể gặp tình trạng chất lượng kém, trôi tone.

Tùy vào mức độ đầu tư và chất lượng mong muốn, chi phí thiết bị âm thanh cho mỗi phòng có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

  • Đối với quán karaoke bình dân, chi phí dàn âm thanh dao động khoảng 60 – 100 triệu đồng/phòng (bao gồm loa, sub, micro,…). Với tầm giá này đảm bảo chất lượng đủ tốt cho phân khúc phổ thông, nhưng chưa được so sánh với dàn âm thanh cao cấp.

Một số Combo Âm thanh tại SIHA bạn có thể tham khảo:

Combo Âm thanh karaoke E3 R12 với giá 86.000.000 đồng

>>> Xem chi tiết Combo tại đây

Combo Âm thanh Karaoke PC12 với giá 73.500.000 đồng

>>>>> Xem chi tiết Combo tại đây

Và còn nhiều Combo với mức giá khác nhau – kham thảo

  • Đối với phòng karaoke cao cấp, chủ đầu tư thường phải bỏ ra khoảng 130 – 170 triệu đồng cho hệ thống âm thanh.

Một số Combo Âm thanh tại SIHA bạn có thể tham khảo:

Combo Âm thanh Karaoke E3 VX12 với giá 134.000.000 đồng

>>>>> Xem chi tiết Combo tại đây

Combo Âm thanh karaoke E3 (từ 27m2 – 30m2) với giá 150.000.000 đồng

>>>> Xem chi tiết Combo tại đây

Và còn nhiều Combo với mức giá khác nhau – kham thảo

Khoản chi phí này có thể tăng thêm nếu hướng tới chất lượng phòng VIP.  Lưu ý rằng việc mua thiết bị chính hãng từ các thương hiệu uy tín là cần thiết để đảm bảo chất lượng và có đủ chế độ bảo hành.

2. Hệ thống cách âm và tiêu âm

Phòng karaoke được thiết kế cách âm và tiêu âm chuyên nghiệp, giúp tối ưu trải nghiệm ca hát, trong khi tại nhà không có điều kiện làm điều này.

  • Cách âm tốt: Phòng karaoke sử dụng vật liệu cách âm như mút trứng gà, cao su non, bông thủy tinh, gỗ MDF đục lỗ, đảm bảo âm thanh không bị vọng ra bên ngoài, hạn chế tạp âm từ môi trường bên ngoài. Khi hát ở nhà, âm thanh dễ bị vang dội từ tường hoặc bị nhiễu bởi tiếng ồn xung quanh.

  • Tiêu âm đúng chuẩn: Phòng karaoke bố trí hợp lý các tấm tiêu âm, giúp âm thanh không bị mài mòn. Khi hát trong không gian bình thường tại nhà, âm thanh dễ bị dội lại từ tường hoặc trần, làm giọng hát mất tự nhiên và khó kiểm soát.

3. Hiệu ứng ánh sáng và nội thất phòng karaoke

Phòng karaoke được thiết kế với không gian chuyên nghiệp, có ánh sáng đẹp, tạo cảm giác sôi động hơn so với khi hát tại nhà.

  • Hệ thống ánh sáng và hiệu ứng: Phòng karaoke thường được trang bị đèn LED đổi màu, đèn trang trí, đèn laser, máy khói nhỏ … để tạo không khí sinh động. Chi phí lắp đặt điện và cơ sở ánh sáng cho một phòng ~25m² khoảng 7 – 15 triệu đồng (bao gồm dây điện, công tắc, LED trang trí, cảm biến ánh sáng, đèn hộp, vv). Những phòng cao cấp có thể đầu tư thêm đèn moving di chuyển, màn hình LED lớn… chi phí sẽ cao hơn.

Hệ thống đèn led chạy mà SIHA đã thi công cho karaoke 68
Hệ thống đèn led được bố trí xen kẻ do SIHA thi công tại karaoke 68
  • Bàn ghế và sân khấu: Phòng karaoke VIP thường có ghế sofa dài đặt riêng theo kích thước phòng, bọc da hoặc cây cao cấp. Bàn karaoke chuyên dụng (thường 2 mặt kính có đèn LED) và bục sân khấu nhỏ (bậc hát)

Bàn karaoke do SIHA thi công
Ghế sofa dài do SIHA thi công
  • Các thiết bị khác: Mỗi phòng hát cần có tivi màn hình lớn để xem karaoke. Bên cạnh đó, máy lạnh là thiết bị không thể thiếu. Ngoài ra, phòng karaoke còn cần các phụ kiện như đế mic, kệ để đồ, thảm trải sàn, gối tựa,…

Ngoài chi phí trang bị ban đầu, chủ quán còn phải tính đến chi phí vận hành như tiền điện, lương nhân viên và bảo trì thiết bị định kỳ,… Do quán karaoke đầu tư với chi phí lớn nên chúng ta dễ dàng nhìn thấy một số quán có mức giá giờ hát cao hơn mặt bằng chung. Nhiều quán karaoke VIP hiện nay có giá phòng giờ cao gấp 1,5-2 lần phòng thông thường, mang lại lợi nhuận lớn hơn.

Mặc dù nhiều quán karaoke sẵn sàng đầu tư vào hệ thống âm thanh và nội thất sang trọng, nhưng không phải quán nào cũng có khả năng đầu tư lớn như vậy. Thực tế, có rất nhiều quán karaoke hoạt động với mô hình bình dân hoặc trung cấp, tập trung vào việc cung cấp dịch vụ giải trí với chi phí hợp lý hơn. Những quán này thường sử dụng hệ thống âm thanh phổ thông, cách âm đơn giản hơn và nội thất không quá cầu kỳ để giảm chi phí đầu tư. Và giá giờ hát cũng mềm hơn, dao động từ 80.000 – 150.000đ/giờ, so với các phòng karaoke VIP có thể lên tới 500.000đ/giờ. Nếu như bạn không quá đặt nặng về chất lượng âm thanh hay không gian, các quán karaoke bình dân vẫn là lựa chọn phù hợp để thư giãn, ca hát cùng bạn bè mà không tốn kém quá nhiều.

Bài viết trên đã giải thích phần nào câu hỏi “Tại sao hát karaoke lại hay hơn hát tại nhà?”. Hi vọng qua những chia sẽ trên, SIHA có thể giúp bạn hiểu hơn về karaoke, thiết bị âm thanh. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các thiết bị âm thanh hãy gọi đến số hotline 0939 00 86 97 để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

<p>You cannot copy content of this page</p>