Để biết cách sử dụng hiệu quả cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh, chúng ta cần hiểu rõ được cục đẩy 2 kênh là như thế nào và cục đẩy 4 kênh là ra sao? Ưu, nhược điểm của chúng? Từ đó, chúng ta sẽ phân tích được cách sử dụng hiệu quả của 2 cục đẩy này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé bạn đọc của SIHA!
1. Cục đẩy là gì?
Cục đẩy là một phần quan trọng trong hệ thống của dàn âm thanh, có nhiều cục đẩy với đa dạng số kênh khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại cục đẩy là chúng ta thường thấy và được sử dụng nhiều đó là cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh.
2. Cục đẩy 2 kênh là gì?
Cục đẩy 2 kênh là một thiết bị âm thanh chuyên dụng được sử dụng để tăng cường công suất và điều khiển tín hiệu âm thanh cho các loa. Đúng như tên gọi của nó, cục đẩy 2 kênh có hai kênh tín hiệu đầu vào và đầu ra riêng biệt, mỗi kênh có thể kết nối với một loa hoặc một cặp loa stereo.
Cấu tạo của cục đẩy 2 kênh gồm: 2 cổng tích hợp tín hiệu có nguồn từ vang số và amply với 1 cặp loa thường được dùng làm đầu ra.
Cục đẩy hai kênh sẽ phù hợp với nhiều hệ thống âm thanh khác nhau, được trang bị công suất hoạt động từ 200 – 800W/ kênh và phù hợp với các dòng loa đang được sử dụng phổ biến hiện nay có công suất từ 100-500W/loa.
Ưu điểm của cục đẩy 2 kênh:
-
Giá thành rẻ hơn so với cục đẩy nhiều kênh
-
Thiết kế nhỏ, gọn, di chuyển lắp đặt dễ dàng
-
Dễ dàng sửa chữa, bảo trì
-
Tính ứng dụng cao từ hát karaoke gia đình đến sân khấu
-
Âm thanh phát ra chất lượng cao, độ phân giải cao
Nhược điểm của cục đẩy 2 kênh:
-
Không đủ công suất để kết nối với loa có công suất lớn
-
Không thể kết nối với nhiều loa khác nhau hay hệ thống quá phức tạp
-
Không nâng cấp được tính năng thiết bị
3. Cục đẩy 4 kênh là gì?
Cục đẩy 4 kênh là một thiết bị âm thanh được sử dụng để cung cấp tín hiệu âm thanh cho hệ thống loa. Nó có 4 kênh riêng biệt, cho phép đẩy âm thanh đến 4 loa riêng biệt hoặc kết hợp chúng lại để tạo thành các hệ thống loa đa kênh. Cục đẩy 4 kênh thường được sử dụng trong các ứng dụng âm thanh chuyên nghiệp, bao gồm các phòng hòa nhạc, sân khấu trình diễn, quán bar, phòng karaoke và các hệ thống âm thanh chuyên dụng khác.
Ưu điểm của cục đẩy 4 kênh
-
Kết nối được nhiều loa khác nhau, phục vụ được nhu cầu sử dụng của nhiều không gian khác nhau như hội trường, sân khấu, quán karaoke, quán bar,…
-
Đảm bảo âm thanh được truyền tải đến người nghe một cách tốt nhất, tăng cường âm lượng đầu ra
-
Phù hợp khi sử dụng với công suất cao và nhiều loa cùng một lúc.
-
Công suất lớn lên đến: 600W/ kênh trở lên.
-
Giúp kiểm soát và điều chỉnh nhiều loa riêng biệt nhờ trang bị 4 đường điều chỉnh âm lượng.
Nhược điểm của cục đẩy 4 kênh
-
Giá thành sẽ cao hơn cục đẩy 2 kênh
-
Không phù hợp với người dùng cá nhân, karaoke tại nhà do có công suất lớn, khá ồn
-
Với công suất lớn nên chỉ phù hợp với người dùng chuyên nghiệp, sân khấu lớn.
4. Sử dụng hiệu quả cục đẩy 2 kênh và cục đẩy 4 kênh
Khi nào cần sử dụng cục đẩy 2 kênh:
-
Cần sử dụng cho các hệ thống âm thanh cỡ nhỏ, ví dụ như phòng karaoke gia đình, phòng nghe nhạc cá nhân.
-
Cần tiết kiệm chi phí cho hệ thống âm thanh.
-
Không cần phải phân chia âm thanh ra nhiều kênh, chỉ cần hai kênh cho chất lượng âm thanh tốt.
Khi nào cần sử dụng cục đẩy 4 kênh:
-
Cần phân chia âm thanh ra nhiều kênh, ví dụ như cho hệ thống âm thanh cho sân khấu, hội trường hoặc nhà hàng, bar, club.
-
Cần có nhiều tùy chọn về điều chỉnh âm thanh và kiểm soát âm lượng.
-
Cần kết nối nhiều loa và thiết bị âm thanh với nhau.
5. Các cục đẩy được yêu thích tại SIHA
Khách hàng có nhu cầu liên hệ hotline số 0939 00 86 97 hoặc đến trực tiếp tại Showroom số 62 đường Võ Nguyên Giáp, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.