Bạn đầu tư một bộ dàn karaoke chất lượng: micro tốt, vang số xịn, loa công suất khỏe – và lắp đều cho các phòng. Nhưng điều bất ngờ là:
-
Phòng A: khách hát nhẹ, tiếng micro sáng, vang sạch, không hú
-
Phòng B: khách vừa mở mic đã hú, tiếng chát tai, hát nhanh mệt
Câu hỏi đặt ra: thiết bị giống nhau, vì sao trải nghiệm lại khác biệt rõ rệt?
Câu trả lời không nằm ở thiết bị, mà ở cách sử dụng, lắp đặt và xử lý không gian. Trong bài viết này, SIHA sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng karaoke, dù cùng dùng một bộ thiết bị.
1. Vật liệu phòng – ” Âm thanh bị phản lại hay được hấp thụ”
Vật liệu trong phòng ảnh hưởng trực tiếp đến độ vang, độ dội và khả năng kiểm soát âm thanh.
-
-
Tường gạch men, kính, trần cứng → phản xạ âm thanh mạnh, gây vọng tiếng, hú, rít
-
Mút tiêu âm, vải rèm, sofa, gỗ tiêu âm → hấp thụ sóng âm, giúp tiếng micro sạch, rõ và dễ hát hơn
-
🎯 Giải pháp:
-
Trang bị rèm dày, vách gỗ có lỗ, mút trứng ở tường đối diện loa
-
Không để trống toàn bộ tường – nên bố trí nội thất mềm như sofa, tranh vải, thảm
2. Bố trí loa – không phải cứ để lên là xong
Ngay cả khi sử dụng loa giống nhau, vị trí đặt loa sai sẽ khiến chất lượng âm thanh sụt giảm đáng kể.
-
-
Đặt loa quá thấp, gần người hát
-
Chĩa loa vào micro
-
Đặt sát góc tường → tạo cộng hưởng bass, gây ù
-
🎯 Giải pháp:
-
Đặt loa cao từ 2 – 2.5m, hướng nghiêng 30 – 45 độ xuống vị trí người nghe
-
Không chĩa loa trực tiếp vào micro hay người hát
-
Tránh đặt sát tường kính hoặc gạch men
3. Căn chỉnh vang số – phải “theo phòng” chứ không theo cảm hứng
Nhiều chủ quán hoặc thợ kỹ thuật “chép preset” từ phòng này sang phòng khác – và nghĩ rằng vang số sẽ hoạt động như nhau. Đây là sai lầm lớn nhất.
Vì sao? Vì mỗi phòng có độ vang – hút âm khác nhau, nếu chỉnh echo, delay, reverb giống nhau sẽ:
-
-
Phòng kín: bị vọng, hú
-
Phòng mở: thiếu hiệu ứng, tiếng khô
-
Phòng hút âm mạnh: cần nhiều hiệu ứng hơn
-
🎯 Giải pháp:
-
Chỉnh vang theo tai và đặc điểm phòng thực tế
-
Sử dụng phần mềm để điều chỉnh delay – repeat – gain chuẩn từng kênh
-
Luôn test với giọng người thật, không chỉ nhìn đồ thị EQ

4. Kích thước phòng – diện tích quyết định công suất
Dàn karaoke nên phối ghép theo không gian, không nên dùng “một combo cho tất cả”:
-
-
Phòng nhỏ mà loa công suất lớn → âm chói, dội, hú
-
Phòng rộng mà loa nhỏ, vang yếu → âm thiếu lực, loãng, không rõ lời
-
🎯 Giải pháp:
-
Phòng dưới 20m² → dùng loa bass 20 – 25, công suất 150 – 250W
-
Phòng từ 25 – 30m² → dùng bass 30, có thể thêm sub
-
Phòng > 30m² → chia vùng loa, bổ sung cục đẩy riêng và xử lý tường kỹ hơn
5. Kỹ thuật viên – “đồ tốt phải gặp người biết xài”
Một dàn karaoke tốt chỉ phát huy hết hiệu quả nếu được lắp đúng, chỉnh đúng và phối ghép hợp lý. Có rất nhiều trường hợp vang số xịn, micro đắt, nhưng âm thanh lại tệ chỉ vì:
-
-
Lắp sai dây, sai cực loa
-
Không test feedback
-
Không biết chỉnh EQ theo tần số hú
-
🎯 Giải pháp:
-
Chọn đơn vị lắp đặt có kinh nghiệm thực chiến
-
Yêu cầu test tại từng phòng, không dùng preset chung
-
Có hỗ trợ bảo trì định kỳ, kiểm tra lại sau 1 thời gian sử dụng
Hệ thống karaoke là sự kết hợp của thiết bị – không gian – tay nghề kỹ thuật. Thiếu một trong ba yếu tố, kết quả sẽ rất khác nhau.
📞 CẦN TƯ VẤN – KIỂM TRA – SETUP CHUẨN CHO QUÁN KARAOKE HOẶC PHÒNG GIA ĐÌNH?
SIHA chuyên lắp đặt, nâng cấp và chỉnh âm thực chiến cho hơn 200+ công trình karaoke khắp miền Tây
-
-
Khảo sát tận nơi – đo thực tế – chỉnh riêng từng phòng
-
Hướng dẫn kỹ nhân viên sử dụng và xử lý lỗi cơ bản
-
Hỗ trợ bảo trì, nâng cấp và thiết kế combo theo diện tích – ngân sách
-
Hotline: 0939 00 86 97
Showroom: số 62, đường Võ Nguyên Giáp, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.